"Dừng lại đi anh!"

13/05/2013 | 09:37
"Mình dừng lại đi anh! Em sợ sẽ đến lúc cả hai phải hối hận vì đã đi quá xa. Hãy dừng lại trước khi quá muộn anh ạ" - Giọng An cất lên yếu ớt sau nụ hôn tưởng như bất tận với Tùng.
Cô không nhớ mình đã cất lời đề nghị "dừng lại" này bao nhiêu lần rồi nữa. Khi thì Tùng im lặng, khi thì anh gật đầu với vẻ mặt vô cùng buồn rầu khiến An nửa áy náy, nửa tiếc nuối. 

Tính đến nay, An quen Tùng được gần 2 năm. Tuy làm trong hai cơ quan khác nhau nhưng lại cùng ngành nên hầu như sự kiện lớn nhỏ gì của ngành tổ chức 2 người đều có mặt. Tùng hơn cô gần chục tuổi, đã có vợ và hai con nhưng nhìn anh khá trẻ so với tuổi. 

Lần đầu tiên ngồi cạnh nhau trong một buổi họp báo, An chủ động bắt chuyện làm quen với Tùng. Hai anh em nói chuyện thân mật và tỏ ra khá hợp nhau. Từ đó, mỗi lần họp hành, tập huấn hay hội nghị, ai đến trước lại "xí" chỗ cho người còn lại. 

Ngoài những lần gặp gỡ trong công việc, khi thì An rủ Tùng đi cà phê, khi Tùng lại mời An đi chiêu đãi nhân dịp "trúng quả" gì đó. Nhờ quen Tùng mà An đã học hỏi cũng như quen biết được rất nhiều người có tiếng trong ngành. 

Từ một cô sinh viên thực tập non kinh nghiệm, An được kí hợp đồng chính thức rồi được sếp tăng lương, cử tham dự các dự án quan trọng của cơ quan. Cô rất biết ơn Tùng và coi anh như người anh trai tốt bụng. 

Trong các lần gặp nhau, dường như những câu chuyện An kể không bao giờ dứt. Cô tâm sự với anh đủ điều, từ công việc, bạn bè, học hành, gia đình, cho đến cả chuyện... người yêu ở xa. 

Còn Tùng chín chắn, từng trải lại là người ít nói nên anh hay đóng vai nghe nhiều hơn kể. Song sau một thời gian ngắn quen biết, An cũng nắm được sơ sơ gia cảnh nhà Tùng: anh đã có hai bé, một trai, một gái, vợ anh làm việc trong một công ty đa quốc gia nên thường xuyên phải đi công tác xa nhà hàng năm trời.

Qua những cuộc điện thoại của hai con gọi cho Tùng mà An vô tình nghe được trong những lần hai người ngồi cùng nhau, An luôn xuýt xoa khen Tùng là "ông bố mẫu mực", "người chồng đảm đang". Cuộc sống của Tùng chẳng khác nào cảnh gà trống nuôi con, quanh năm anh phải đón đưa các con đi học rồi lại đóng vai ông nội trợ đảm đang. Việc lớn, việc nhỏ trong nhà mình Tùng lo liệu hết.

Chủ nhật hôm ấy, An gọi điện rủ Tùng đi cà phê, Tùng từ chối với lý do phải đưa con đi học thêm. Cô buồn rầu cúp máy, không nói thêm lời nào. Còn Tùng thì thấy lạ, vì chẳng bao giờ An gọi cho anh ngoài giờ hành chính, cô biết anh bận bịu việc gia đình, con cái. 

Hơn nữa, giọng An hôm ấy lại có vẻ ủ ê, thều thào như có chuyện không vui. Sau khi đưa con đi học, thay vì ngồi đợi 2 tiếng như mọi khi, Tùng tìm đến khu nhà Lan ở.

Ngồi trong quán cà phê, mặt An buồn rười rượi. Tùng gặng hỏi mãi, An mới kể. Hóa ra cô có chuyện khôn